Các trung gian tài chính là những tổ chức hay cá nhân đứng giữa hai hay nhiều bên tham gia vào thị trường tài chính. Trung gian tài chính thường có một bên chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ, một bên là khách hàng hay người tiêu dùng
I. Các tổ chức nhận tiền gửi (Depository Institutions)
Các tổ chức nhận tiền gửi là các trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Không chỉ có vai trò quan trọng trong kênh tài chính gián tiếp các tổ chức này còn tham gia vào quá trình cung ứng tiền cho nền kinh tế.
1. Ngân hàng thương mại (Commercial bank)
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới dạng: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn . Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương.
Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, tuy nhiên gần đây nhờ nguồn vốn huy động dồi dào nó bắt đầu vươn sang lĩnh vực tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra ngân hàng thương mại còn cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và buôn bán ngoại tệ.
Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất.
Đây cũng là các trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất.
2. Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (Savings and Loan Associations – S&Ls)
Các hiệp hội này xuất hiện khá phổ biến ở Mỹ từ những năm 50. Nguồn vốn chủ yếu của các hiệp hội này là các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn.
Phần còn lại (khoảng 20 – 30%) thì vay từ các nguồn khác và vay của chính quyền địa phương hay trung ương. Tiền vốn thu được chủ yếu để cho vay bất động sản với thời hạn dài. Sự khác biệt về phạm vi hoạt động giữa các hiệp hội tiết kiệm và cho vay với các ngân hàng thương mại hầu như không đáng kể.
Chúng đã trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các ngân hàng thương mại trong nhiều lĩnh vực.
3. Ngân hàng tiết kiệm (Savings bank)
Ngân hàng tiết kiệm được thành lập với mục đích huy động các khoản tiền tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội. Chủ nhân của các ngân hàng tiết kiệm cũng chính là những người gửi tiền tiết kiệm. Khởi đầu có một nhóm người đứng ra khởi xướng thành lập ngân hàng. Sau khi tạm đủ số người hưởng ứng, họ họp đại hội cổ đông, soạn thảo ra điều lệ hoạt động và xin giấy phép thành lập. Những cổ đông này hầu hết là người bỏ những khoản tiền tiết kiệm đầu tiên vào để tạo thành vốn hoạt động của ngân hàng. Kể từ đó về sau, mỗi khi có thêm khoản tiền tiết kiệm mới, họ lại tiếp tục gửi vào ngân hàng và khi cần có tiền để kinh doanh hoặc tiêu dùng, họ lại đi vay từ chính ngân hàng đó. Có một điều cần chú ý là ngân hàng không mở rộng thêm cổ đông, do đó những người tham gia gửi tiền tiết kiệm sau này sẽ là khách hàng chứ không phải là chủ nhân. Hàng năm lợi tức của ngân hàng nếu không nhập vào tài sản của ngân hàng thì sẽ được chia cho những người gửi tiết kiệm và sáng lập ra ngân hàng.
Phương thức hoạt động của ngân hàng tiết kiệm mang tính tương trợ là chủ yếu, chứ không như ngân hàng thương mại là nhằm mục đích kinh doanh là chính.
Vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng tiết kiệm là từ tiền gửi tiết kiệm của dân chúng hoặc là vốn đóng góp của các nhà hảo tâm với tính chất hỗ trợ người nghèo là chính hơn là đóng góp để kiếm lời. Loại ngân hàng này không phát hành các công cụ nợ để vay vốn của công chúng và cũng hầu như không vay của các tổ chức nước ngoài hay NHTW, trừ trường hợp đặc biệt thiếu tiền mặt.
Do tính chất đặc biệt của vốn huy động, các ngân hàng tiết kiệm cho vay rất thận trọng.
Ở Việt nam không có ngân hàng tiết kiệm riêng biệt, hầu như tất cả các ngân hàng thương mại đều có bộ phận quỹ tiết kiệm để huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm hình thành nguồn vốn chung của ngân hàng thương mại.
4. Quỹ tín dụng
Quỹ tín dụng là một trung gian tài chính, được thành lập theo hình thức góp vốn cổ phần và hoạt động theo nguyên tắc tập thể, tự nguyện, hợp tác và bình đẳng. Các thành viên của quỹ góp tiền vào quỹ dưới hình thức mua các thẻ thành viên (tương tự như cổ phiếu) có mệnh giá bằng nhau.
Sau đó, họ cùng nhau bầu ra người quản lý. Các thành viên của quỹ sẽ được hưởng quyền vay tiền của quỹ khi cần. Khi cần thêm vốn, quỹ lại phát hành thêm thẻ thành viên và tiếp nhận thêm những thành viên mới. Thông thường quỹ không cho người ngoài vay tiền.
Ngoài cho các thành viên vay, quỹ cũng có thể đầu tư vào chứng khoán.
Theo Điều 64 Luật Các tổ chức tín dụng: “Tổ chức tín dụng hợp tác được huy động vốn của các thành viên và của các tổ chức cá nhân để cho các thành viên vay. Việc cho các đối tượng không phải là thành viên vay phải được
Đại hội thành viên hoặc Đại hội đại biểu chấp thuận và không được vượt quá tỷ lệ tối đa do Ngân hàng Nhà nước quy định”.
I. Các tổ chức nhận tiền gửi (Depository Institutions)
Các tổ chức nhận tiền gửi là các trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Không chỉ có vai trò quan trọng trong kênh tài chính gián tiếp các tổ chức này còn tham gia vào quá trình cung ứng tiền cho nền kinh tế.
1. Ngân hàng thương mại (Commercial bank)
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới dạng: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn . Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương.
Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, tuy nhiên gần đây nhờ nguồn vốn huy động dồi dào nó bắt đầu vươn sang lĩnh vực tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra ngân hàng thương mại còn cung cấp các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và buôn bán ngoại tệ.
Ngân hàng thương mại dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất.
Đây cũng là các trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất.
2. Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (Savings and Loan Associations – S&Ls)
Các hiệp hội này xuất hiện khá phổ biến ở Mỹ từ những năm 50. Nguồn vốn chủ yếu của các hiệp hội này là các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn.
Phần còn lại (khoảng 20 – 30%) thì vay từ các nguồn khác và vay của chính quyền địa phương hay trung ương. Tiền vốn thu được chủ yếu để cho vay bất động sản với thời hạn dài. Sự khác biệt về phạm vi hoạt động giữa các hiệp hội tiết kiệm và cho vay với các ngân hàng thương mại hầu như không đáng kể.
Chúng đã trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các ngân hàng thương mại trong nhiều lĩnh vực.

3. Ngân hàng tiết kiệm (Savings bank)
Ngân hàng tiết kiệm được thành lập với mục đích huy động các khoản tiền tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội. Chủ nhân của các ngân hàng tiết kiệm cũng chính là những người gửi tiền tiết kiệm. Khởi đầu có một nhóm người đứng ra khởi xướng thành lập ngân hàng. Sau khi tạm đủ số người hưởng ứng, họ họp đại hội cổ đông, soạn thảo ra điều lệ hoạt động và xin giấy phép thành lập. Những cổ đông này hầu hết là người bỏ những khoản tiền tiết kiệm đầu tiên vào để tạo thành vốn hoạt động của ngân hàng. Kể từ đó về sau, mỗi khi có thêm khoản tiền tiết kiệm mới, họ lại tiếp tục gửi vào ngân hàng và khi cần có tiền để kinh doanh hoặc tiêu dùng, họ lại đi vay từ chính ngân hàng đó. Có một điều cần chú ý là ngân hàng không mở rộng thêm cổ đông, do đó những người tham gia gửi tiền tiết kiệm sau này sẽ là khách hàng chứ không phải là chủ nhân. Hàng năm lợi tức của ngân hàng nếu không nhập vào tài sản của ngân hàng thì sẽ được chia cho những người gửi tiết kiệm và sáng lập ra ngân hàng.
Phương thức hoạt động của ngân hàng tiết kiệm mang tính tương trợ là chủ yếu, chứ không như ngân hàng thương mại là nhằm mục đích kinh doanh là chính.
Vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng tiết kiệm là từ tiền gửi tiết kiệm của dân chúng hoặc là vốn đóng góp của các nhà hảo tâm với tính chất hỗ trợ người nghèo là chính hơn là đóng góp để kiếm lời. Loại ngân hàng này không phát hành các công cụ nợ để vay vốn của công chúng và cũng hầu như không vay của các tổ chức nước ngoài hay NHTW, trừ trường hợp đặc biệt thiếu tiền mặt.
Do tính chất đặc biệt của vốn huy động, các ngân hàng tiết kiệm cho vay rất thận trọng.
Ở Việt nam không có ngân hàng tiết kiệm riêng biệt, hầu như tất cả các ngân hàng thương mại đều có bộ phận quỹ tiết kiệm để huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm hình thành nguồn vốn chung của ngân hàng thương mại.
4. Quỹ tín dụng
Quỹ tín dụng là một trung gian tài chính, được thành lập theo hình thức góp vốn cổ phần và hoạt động theo nguyên tắc tập thể, tự nguyện, hợp tác và bình đẳng. Các thành viên của quỹ góp tiền vào quỹ dưới hình thức mua các thẻ thành viên (tương tự như cổ phiếu) có mệnh giá bằng nhau.
Sau đó, họ cùng nhau bầu ra người quản lý. Các thành viên của quỹ sẽ được hưởng quyền vay tiền của quỹ khi cần. Khi cần thêm vốn, quỹ lại phát hành thêm thẻ thành viên và tiếp nhận thêm những thành viên mới. Thông thường quỹ không cho người ngoài vay tiền.
Ngoài cho các thành viên vay, quỹ cũng có thể đầu tư vào chứng khoán.
Theo Điều 64 Luật Các tổ chức tín dụng: “Tổ chức tín dụng hợp tác được huy động vốn của các thành viên và của các tổ chức cá nhân để cho các thành viên vay. Việc cho các đối tượng không phải là thành viên vay phải được
Đại hội thành viên hoặc Đại hội đại biểu chấp thuận và không được vượt quá tỷ lệ tối đa do Ngân hàng Nhà nước quy định”.